Bangladesh sẵn sàng vượt qua Trung Quốc trở thành nhà xuất cảng hàng may mặc lớn nhất của EU

Một số lượng lớn các đơn đặt hàng áo quần bị những người mua quốc tế hủy bỏ sau đại dịch COVID-19 và chiến tranh thương mại Hoa Kỳ-Trung Quốc, với nhiều đơn đặt hàng trong số này đã được chuyển đến Bangladesh, nhà xuất cảng gia công hàng may mặc lớn thứ hai thế giới.

Textile industry in Bangladesh - Wikipedia

Đây là một trong khoảng 45 quốc gia đang phát triển có quyền tiếp cận không hạn chế vào tất cả các thị trường EU, ngoại trừ vũ khí và đạn dược. Ngược lại, các nhà xuất cảng Trung Quốc phải nộp thuế khi bán hàng hóa sang các nước EU
Bangladesh gần bằng thị phần xuất cảng của Trung Quốc sang EU và dự kiến nước này sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành nước xuất cảng lớn nhất sang EU trong vòng 4 đến 5 năm tới
các biện pháp phong tỏa COVID-19 trong ba năm qua, khu thương mại dệt may Trọng Đạt – chỉ số cho ngành may mặc của Quảng Châu, đã phải đóng cửa nhiều lần, và tất cả hoạt động bán sỉ và hậu cần đều bị đình chỉ. Tình trạng này cũng giáng một đòn nặng nề vào thị trường may mặc xung quanh khu này.
Kết quả là, các đơn đặt hàng đã bị hủy bỏ, các nhà máy ngừng hoạt động, và một số lượng lớn người dân bị mất việc làm. Nhiều công ty ngoại quốc đã rút khỏi Trung Quốc và chuyển sang các nước Đông Á.
Nhiều người mua ở EU tìm đến Bangladesh để mua hàng may mặc, trong đó có các hãng H&M, Zara, Primark, G-Star Raw, và Marks & Spencer.
Cảm ơn đã theo dõi thông tin từ COTCO
Muốn biết thêm thông tin ngành dệt may hãy nhấn nút theo dõi