Ngành Sợi Bông và Dệt May: Động Lực Tăng Trưởng Toàn Cầu và Vị Thế Vững Vàng Của Việt Nam

1/ Tổng quan về thị trường sợi bông toàn cầu:
Những gì chúng ta đang nhìn thấy là thị trường sợi bông đang trải qua một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, các thông tin tích cực cho thấy mặt hàng sợi bông vẫn đang trên đà tăng trưởng đáng ghi nhận dự kiến sẽ đạt tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 7,8%. Cụ thể, từ mức 72,7 tỷ USD vào năm 2024, thị trường này sẽ tăng lên 78,3 tỷ USD vào năm 2025 và ước tính sẽ đạt 192,8 tỷ USD vào năm 2037. Sự phát triển này phản ánh sự gia tăng nhu cầu về sợi bông trên toàn cầu, với tiềm năng mở rộng không ngừng trong tương lai, hoàn toàn có khả thi.
2/ Lợi thế cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam:
Tại đất nước Việt Nam, nơi chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp cho quý khách hàng toàn cầu những sản phẩm chất lượng, với nhiều lợi thế cạnh tranh nổi bật:
•Hiệp định thương mại tự do (FTAs): Các hiệp định như CPTPP, EVFTA và RCEP giúp hàng dệt may Việt Nam hưởng lợi về thuế quan tại các thị trường lớn như Mỹ, EU và Nhật Bản.
•Chi phí nguyên liệu thấp: với giá bông và vải hiện đang ở mức thấp nhất kể từ năm 2020, tạo điều kiện tối ưu cho việc cắt giảm chi phí sản xuất
•Đơn vị sản xuất và lực lượng lao động mạnh mẽ: Hơn 7.000 doanh nghiệp và 3 triệu lao động với nghiệp vụ vững vàng đảm bảo về chất lượng sản phẩm 
Sức bật mạnh mẽ của ngành thể hiện qua Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), ngành may mặc tăng 10,3% trong 10 tháng đầu năm 2024, làm củng cố niềm tin phát triển nổi trội của đất nước chúng tôi.
3/ Thành tựu xuất khẩu và mục tiêu tương lai của Việt Nam
•Năm 2024, ngành dệt may Việt Nam đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong xuất khẩu, với kim ngạch 44 tỷ USD, tăng trưởng 11% so với năm 2023
•Định hướng cho tương lai, ngành đặt mục tiêu đạt 48 tỷ USD doanh thu xuất khẩu vào năm 2025, khẳng định sự phát triển bền vững và tiềm năng to lớn trong việc mở rộng thị trường quốc tế.
COTCO vô cùng tự hào chia sẻ với các bạn đối tác rằng Hiệp hội Dệt May Việt Nam – VITAS vừa kỷ niệm 25 năm thành lập, với sự khởi đầu chủ yếu phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trong nước, kim ngạch xuất khẩu rất nhỏ bé so với Thái Lan, Indonesia, Philippine… đến nay đã vươn lên vị trí cường quốc xuất khẩu thứ ba thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Bangladesh